1
Bạn cần hỗ trợ?

Tin tức

Gạo lứt và những sự kì diệu chúng mang lại

31/03/2020

Gạo lứt, còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Nhờ vậy, hạt gạo rất giàu chất xơ và có nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Ngoài ra lượng đạm trong gạo được giữ lại cũng khá cao.

gạo lứt

Gía trị dinh dưỡng tuyệt vời từ gạo lứt.

Thành phần của gạo gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.

Hình ảnh một số loại gạo lứt

Công trình nghiên cứu về gạo của bác sĩ Asaf Qureshi (thuộc Viện Đại Wisconsin, Mỹ) cho biết: Khi thử nghiệm TRF thành phần có trong gạo lứt trên những người có cholesterol máu cao. Kết quả là lượng cholesterol giảm 12-16%. Trong chất dầu cám còn chứa vitamin E được xác nhận là có khả năng chống lão hóa tế bào gốc.

GS. Hiroshi Kayahara (Đại học Shinshu, Nagano, Nhật), khi ngâm gạo lứt trong nước sạch 22 giờ thì các chất bổ dưỡng sẽ tăng lên rõ rệt, lúc này gạo ở trạng thái nảy mầm (trong khi gạo đã chà vỏ cám không có được) và mầm gạo chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng hơn gạo lứt chưa ngâm nước. Gạo lứt nảy mầm có lượng lysine (chất giúp tăng trưởng chiều cao) gấp ba lần và chứa gama-aminobutyric (chất chống độc cho thận) gấp 10 lần.

gạo lứt

Gía trị sức khỏe của gạo lứt .

Gần đây, các nhà y học cổ truyền của Nhật Bản và các nhà y học phương Đông của Mỹ đều khuyến khích bệnh nhân ăn gạo lứt nảy mầm. Với tác dụng bổ dưỡng, thải độc tăng cường sức đề kháng và những gì ta chưa biết đến, chúng còn góp phần và chống bệnh HIV, chữa một số bệnh ung thư…

Thực tế, gạo lứt có thể sử dụng để nấu cơm ăn hàng ngày, tuy nhiên cũng thường thấy những món ăn sử dụng gạo lứt thuộc nhóm thực phẩm với chức năng dùng để chữa trị một số bệnh. Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lức có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh thổ tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi.

Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường. Ngoài ra chúng cũng có những tác dụng tương tự với nam giới cao tuổi nhưng không rõ rệt bằng.

Gạo lứt muối mè (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lứt muối mè là đồ “thực dưỡng”, có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng.

Gạo lứt muối mè tuy mạnh về mặt chất khoáng nhưng lại yếu về chất đạm và chất béo. Thiếu 2 chất này thì cơ thể không thể tổng hợp kháng thể, nội tiết tố… Một số người bị dị ứng, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, suy nhược trầm trọng chỉ vì lạm dụng kiểu ăn ròng gạo lứt muối mè mà thiếu thịt cá.

cơm gạo lứt muối mè

Gạo lứt nói chung có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Do đó, không riêng gì người bệnh mà người khoẻ mạnh cũng nên ăn để phòng ngừa bệnh tật.

Cũng theo TS, BS. Lê Thúy Tươi thì gạo lứt rất tốt, nhưng nếu không phải là người bệnh cần áp dụng một cách triệt để phương pháp ăn này thì bạn không nên chỉ chọn gạo lứt muối mè là nguồn thực phẩm chính của mình mà bỏ qua những loại rau củ để tăng cường vitamin A, B, C, K, E…

Quan niệm xưa là ăn uống phải đủ ngũ chất: tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, nước; ăn đủ ngũ vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng; ăn đủ ngũ sắc: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. Vì thế, dù ăn gạo lứt bạn vẫn nên ăn thêm rau quả, thịt cá, uống nước trái cây, ăn đậu hũ, uống sữa đậu nành hay sữa chua mới đảm bảo quân bình âm dương giúp cơ thể khỏe mạnh.

Mẹo nhỏ :Tự làm nước gạo lứt .

 

trà gạo lứt

Theo nghiêm cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản thì việc thường xuyên uống trà gạo lứt mỗi ngày sẽ cho tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

Gạo lứt sạch mua về, không vo, bỏ vào chảo rang nhỏ lửa cho đến khi vàng sậm. Bạn lấy ra một muỗng canh nấu với 1 lít nước, đun sôi để lửa riu riu trong chừng năm phút là có món trà thơm ngon.

Những người bị bệnh mãn tính về đường tiêu hóa, phụ nữ mãn kinh bị lạnh chân, khó ngủ đều có thể dùng loại nước uống này.

Tuy nhiên, những người bị nóng bên trong, thường xuyên nổi mụn thì không nên dùng!

Theo:Khanh Tran (foodnk)

Xem chi tiết sản phẩm tại đây 

 

 

Các tin tức liên quan