Gạo nếp và những thông tin về loại gạo này
13/01/2021
Gạo nếp hay còn gọi là gạo sáp là loại gạo phổ biến ở Châu Á, đặc biệt dính khi nấu. Được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon.
Là nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu trong các bữa ăn bên cạnh gạo tẻ, là một phần văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Hãy cũng Gạo Mười Thảo tìm hiểu thêm về gạo nếp và những lưu ý khi sử dụng nó nhé.
Gạo nếp tại cửa hàng gạo Mười Thảo Đà Nẵng.
Lúa nếp được trồng rất nhiều tại các quốc gia của Châu Á, Lào là một trong những quốc gia có sản lượng lúa nếp cao nhất với hơn 85% sản lượng gạo của nước này là lúa nếp. Ở Trung Quốc thì lúa nếp đã xuất hiện cách đây hơn hai nghìn năm và theo truyền thuyết, gạo nếp được dùng làm hồ dính khi xây dựng Vạn lý trường thành( Các nghiên cứu khoa học sau này đã khảng định điều này).
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nếp khác nhau như gạo nếp ngỗng, nếp lá, nếp cẩm, nếp cái hoa vàng của miền bắc hay là nếp nương của các đồng bào miền núi trồng .....
Có hình dạng hạt ngắn hơn so với gạo tẻ, thân hình mập tròn hơn và màu trắng sữa giống sáp trong khi gạo tẻ có màu trắng đục hơi trong.
Độ kết dính cao, nở kém khi nấu, dẻo hơn gạo tẻ, khi chín các hạt thường kết dính với nhau chứ không tơi xốp, no lâu hơn khi ăn.Trong nếp có chứa rất nhiều amylopectin. (Chính amylopectin tạo ra tính chất dính của nếp).
Sự khác biệt lớn nhất người dùng dễ dàng nhận thấy khi ăn gạo nếp và gạo tẻ là gạo nếp cho cảm giác no lâu hơn. Sự khác biệt này là do độ kết dính của hạt gạo. Để nấu được 1 chén cơm nếp thì cần nhiều lượng gạo hơn so với nấu 1 chén cơm gạo tẻ, vì gạo nếp nở kém, độ kết dính lại cao.
Nếp cẩm, loại nếp có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong các loại nếp.
Gạo nếp có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất hơn so với những loại gạo khác, nhất là nếp cẩm. Theo nghiên cứu khoa học thì gạo nếp cẩm là một loại siêu thực phẩm, trong thành phần của nó có nhiều chất sắt, chất xơ, chất chống oxi hóa, vitamin E.
Chất xơ không hoà tan, các chất chống oxi hóa trong nếp có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư hiệu quả. Theo Đông Y, gạo nếp có tính nóng, vị ngọt, rất dễ tiêu hoá, ăn vào ấm bụng
Trong khi gạo tẻ được sử dụng hằng ngày trong bữa cơm thì nếp lại có những ứng dụng đa dạng hơn như nấu cơm nếp, nấu xôi, nấu chè, làm bánh (bánh trưng, bánh dày, bánh tét…), ủ rượu…
Chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, gấp đôi so với gạo tẻ đặc biệt là nếp cẩm nên gạo nếp rất phù hợp với phụ nữ sau sinh thời kì cho con bú. Ngoài ra gạo nếp còn có công dụng với những người bị thiếu máu hay cám gạo nếp còn có tác dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ.
Một số loại xôi chế biến từ nếp của Xôi Lá Việt Đà Nẵng.(Nguồn ảnh : Xôi Lá Việt).
Do có độ kết dính cao dễ gây chứng khó tiêu ở trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy nên hạn chế sử dụng.
Vì gạo nếp có tính ấm nên bệnh nhân có thể thiên nhiệt, đàm nhiệt như bệnh về tim mạch, dạ dày, sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng…hay có vết thương hở đều không nên ăn gạo nếp.
Để đảm bảo gạo được chế biến thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất thì nên ngâm nếp trước khi chế biến, tùy thuộc loại nếp mà có thời gian ngâm khác nhau.
Đóng bao sẵn tiện dụng 1kg cho khách hàng lẻ tại của hàng gạo Mười Thảo.
Qua bài viết hi vọng các bạn có thêm những thông tin về loại gạo này. Hiện tại Mười Thảo vẫn đang sỉ và lẻ một số loại nếp tại thị trường gạo Đà Nẵng. Các bạn có nhu cầu liên hệ trực tiếp cho Mười Thảo nhé!. Cảm ơn vì đã đọc.
Các tin tức liên quan
25/06/2022Lượt xem: 1431
06/06/2022Lượt xem: 1358
26/08/2021Lượt xem: 1863
Gạo hữu cơ là gì? có gì khác biệt với gạo thường.
Gạo hữu cơ cực kì tốt cho sức khỏe và có giá thành rất cao nhưng không phải ai cũng biết về loại gạo này....